I. LY HÔN NHANH
Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
II. QUYỀN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT LY HÔN
Ly hôn là quyền nhân thân và là quyền dân sự cơ bản của công dân. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn vợ, chồng được  quy định như sau:
    • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn,
    • Cha mẹ người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hướng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
    • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
III. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận đượcthì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ,chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanhvà nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.Tài sản chung của vợ chồngđược chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.Tài sản riêng của vợ, chồngthuộc quyền sở hữu của người đó,trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa vợ, con chưa thành niên, conđã thành niên mất năng lực hànhvi dân sự hoặc không có khả nănglao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
IV. Việc trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
V. MẪU ĐƠN YÊU CẦU LY HÔN
    1. Đối với thu tục ly hôn đơn phương, luật sư hướng dẫn trình tự chung như sau:
 
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn;
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án;
Bước 3: Làm thủ tục nộp tạm án phí tại cơ quan thi hành án.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, triệu tập đương sự lên lấy lời khai, giao nộp chứng cứ.
Bước 5: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, công bố, công khai chứng cứ và hòa giải.
    • Trường hợp hai vợ chồng đồng ý hàn gắn tình cảm vợ chồng, nguyên đơn rút đơn khởi khởi, Tòa án ban hành quyết định đình chỉ vụ án
    • Trường hợp hai vợ chồng đồng ý ly hôn và cùng nhau thỏa thuận các vấn đề liên quan đến vụ án, Tòa án lập Biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày ban hành Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận giữa các đương sự
    • Trường hợp hai bên không hỏa giải thành, Tòa án lập biên bản không hòa giải thành và mở phiên Tòa sơ thẩm xét xử vụ án,
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án..
2. Đối với thủ tục thuận tình ly hôn
Ly hôn thuận tình hay còn được gọi là ly hôn đồng thuận hoặc công nhận thuận tình ly hôn được thực hiện theo quy trình, các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án.
Bước 3: Thực hiện thủ tục nộp lệ phí tại cơ quan thi hành án.
Bước 4: Tòa án thụ lý việc dân sự và triệu tập đương sự lên tham gia buổi hòa giải được tổ chức tại tòa.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay mà các đương sự không có quyền kháng cáo. Nếu tại buổi hòa giải các bên không thống nhất việc ly hôn thì tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải không thành. Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn sẽ được chuyển thành vụ án ly hôn. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung.
VI.CÁC TRANH CHẤP CƠ BẢN, PHỔ BIÊN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
    1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
    2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
    3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
    4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
    5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
    6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
    7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
    8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Luật Trang Bình cũng đang triển khai dịch vụ tư vấn nhà đất trực tuyến. Bạn có thể truy cập để được hỗ trợ theo thông tin hướng dẫn như sau:
Luật Trang Bình tiếp nhận thông tin vụ việc, tài liệu nhanh chóng tại văn phòng hoặc trực tuyến. Chúng tôi đảm bảo thực hiện chính sách bảo mật thông tin, tài liệu của khách hàng.
Trân trọng!